Tên: Lư Kim Khánh Lớp: Chiều thứ 7 - Phòng B416 Chủ đề 2: Nêu quan điểm của bạn về chiến tranh và hòa bình (sau chuyến đi bảo tàng và phải gắn với những hiện vật tại bảo tàng), liên hệ về vấn đề chiến tranh và hòa bình trên thế giới ngày nay. BÀI THU HOẠCH Việt Nam là đất nước chịu nhiều đau thương từ chiến tranh; trước là 1000 năm Bắc thuộc sau là xâm lược từ Nhật, Pháp rồi đến Mỹ. Chiến tranh gắn liền với lịch sử hình thành đất nước Việt Nam, bi thương chồng chất nhưng cũng đầy hào hùng bất khuất. Số lượng bom được Mỹ sử dụng trên toàn thế giới trong Thế chiến thứ hai - vốn cũng chỉ 2,1 triệu tấn, nếu so với 7,6 triệu tấn ném xuống toàn Dông Dương, và ở Việt Nam chủ yếu là các thành phố lớn với mong muốn đưa VN về thời kì đồ đá, khiến tôi hiểu được như thế nào là ác liệt của chiến tranh. Những khẩu súng AK, tiêu liên AK, súng trường CKC hay Pháo 130 mm mà tôi thấy ở bảo tàng, nằm đó như những vật vô tri, nhưng cách đây hơn 45 năm, đó là những vũ khí giết người và thật sự đã lấy đi mạng sống người khác trong những trận đánh của Chiến dịch HCM. Sa bàn chỉ rộng 60m2 nhưng để có thể mô phỏng lại những ngày cuối của chiến dịch ở Sài Gòn chỉ bằng 60m2 đó, rất nhiều người đã ngã xuống để đổi lại sự Thống nhất cho nước nhà, để giải phóng miền nam Việt Nam. Đối với tôi, có thể thấu hiểu sâu sắc nhất nỗi đau mà chiến tranh gây ra, đó là do từng trải. Trải qua cảm giác chiến tranh cướp đi người thân, chiến tranh cướp đi tự do, chiến tranh cướp đi quyền được sống, được lựa chọn, được yêu thương thì mới hiểu được cái giá của hòa bình, đơn giản vì hòa bình được xây nên và bảo vệ bằng xương máu của rất nhiều thế hệ. Thế nhưng, đối với tôi, nếu không thể hiểu cái cảm giác đau đến tột cùng mà chiến tranh gây ra, đó lại là sự may mắn. May mắn vì họ sinh ra ở thời bình, may mắn vì họ là thế hệ kế thừa nền hòa bình, chứ không phải thế hệ đấu tranh vì hòa bình. Có rất nhiều anh hùng bàn phím hở ra là đòi đánh đòi chém đòi ném bom và sử dụng vũ khí mỗi khi đất nước xuất hiện những vấn đề liên quan đến lãnh thổ hoặc chính trị (ví dụ như Giàn khoan 981), họ chỉ trích bộ chỉ huy và muốn phản kháng bằng vũ lực quân sự. Ở đây tôi không muốn nói quan điểm đó là đúng hay sai, nhưng là, tôi chỉ thắc mắc liệu họ đã cân nhắc kỹ lưỡng về cái giá phải trả hay chưa nếu chiến tranh quân sự xảy ra khi Việt Nam chỉ vừa Thống nhất đất nước cách đây 45 năm thôi. Không thiếu những thương binh hiện vẫn đang mang trên người vết sẹo do súng đạn gây ra, người trẻ bây giờ nếu có thể hiểu được cảm giác viên đạn xuyên qua da thịt, hiểu được cách sử dụng súng và cảm được giây phút cầm nó nhắm vào một người khác, liệu họ có phát biểu những câu sáo rỗng và kích động như vậy. Hiện nay, chiến tranh không còn dữ dội và gây gắt theo kiểu lấy đi mạng sống của nhau (nếu ko kể đến xug đột ở những khu vực Trung Đông, Bắc Phi,…) mà trở nên trầm lặng và kín kẽ hơn, chiến tranh thương mại. Chiến tranh thương mại bằng cách áp thuế, hạn ngạch hay những rào cản thương mại để giành những lợi thế về mình, điển hình như Chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung hay Hàn - Nhật. Tôi nghĩ cạnh tranh là bản chất của con người, là hủy diệt mang tính sáng tạo, nên nó sẽ xảy ra và kết thúc một cách tuần hoàn như quy luật tự nhiên, chỉ là dưới những hình thức khác nhau. Nên việc tách biệt bản thân ra khỏi ảnh hưởng của cuộc chiến dù là từ phía chủ động khai chiến, phía bị nhắm đến hay những bên liên quan bị ảnh hưởng thụ động; đều ko dễ dàng. “Hòa bình” đối với tôi ở lúc này là khả năng bảo vệ đất nước khỏi những ảnh hưởng kinh tế gây ra, đồng thời vượt lên để trở thành đất nước phát triển vì chiến trường mà Việt Nam đang chiến đấu hiện nay là thương trường. Và thế giới cũng vậy, họ “chiến đấu” với nhau bằng những chỉ số về kinh tế và họ bảo vệ “hòa bình” của mình cũng bằng việc thắt chặt hoặc nới lỏng những chính sách về kinh tế. Mỗi thế hệ đều có những nhiệm vụ riêng, thế hệ trước xây dựng đất nc bằng xương bằng máu bằng nước mắt, thế hệ này bảo vệ đất nước bằng sự tiến bộ, bằng phát triển, bằng nâng cao năng lực bản thân. Đều cần những cố gắng, những đóng góp và sẽ chỉ khác nhau ở chiến trường. ----------- Hình tham quan Viện bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh: